Cách bảo trì bơm màng khí nén để đảm bảo chất lượng và kéo dài tuổi thọ
Việc bảo trì bơm màng khí nén thường xuyên sẽ giúp máy luôn duy trì trong trạng thái làm việc tốt và đạt chất lượng cao.
Bơm màng khí nén là gì?
Trước tiên, muốn biết cách bảo trì bơm màng thì phải hiểu được có hoạt động dựa trên nguyên tắc và cấu trúc như thế nào hay nói cách khác là nguyên lý hoạt động của nó thì mới có thể bảo trì máy đúng cách.
Bơm màng là một thiết bị công nghiệp hoạt động dựa trên máy nén khí, có tác dụng truyền tải hoặc dẫn các chất, dung dịch lên súng phun sơn.
Nguyên lý hoạt động của bơm màng khí nén.
Các loại máy bơm màng bằng khí nén nói chung đều hoạt động dựa theo 2 chu trình.
Tuy nhiên, để đơn giản hóa, chúng tôi sẽ tóm tắt một cách ngắn gọn như sau:
Bơm màng khí nén có cấu trúc hoạt động tương đối đơn giản. Sự chuyển động của 2 màng được gắn với cả 2 đầu thanh truyền, nén và đẩy sơn ra.
Không khí nén đi vào buồng A (trong hình 1) và đẩy màng ngăn về phía bên trái, sơn sẽ được phun ra.
Đồng thời màng ngăn B kết nối với thành truyền cũng di chuyển về phía trái và hút sơn. Khi thanh truyền di chuyển sang trái hoàn toàn thì van đổi chiều.
Khí nén đi vào buồng khí (trong hình 2) đẩy màng ngăn về phía bên phải và đẩy sơn ra, cùng lúc đó màng ngăn A lại hút sơn.
Cứ như vậy, màng ngăn A đẩy sơn ra thì màng ngăn B lại hút sơn vào và ngược lại.
Bơm màng lặp đi lặp lại quá trình hút và đẩy sơn liên tục, lưu lượng sơn ra ổn định và đều.
Bộ phận cần bảo trì của bơm màng nén khí
Sau khi nắm quy trình hoạt động của bơm màng, sẽ thấy được màng bơm sơn rất quan trọng.
Vì đây là bộ phận tiếp xúc với dung dịch nên khi mua thiết bị cần lưu ý đến chất lượng của màng bơm.
- Kiểm tra bộ phận van bi. Các van rất quan trọng, khi hoạt động van thực hiện quy trình đóng mở, nếu không kiểm tra thường xuyên có thể làm van bị tắc do bụi bẩn dẫn đến bơm màng không hoạt động.
- Đế van và bộ phận van khí
- Bộ phận giảm thanh
Tuy nhiên, không có cách bảo trì nào hiệu quả bằng việc vệ sinh ngay sau khi sư dụng. Vừa nhanh vừa mang lại hiệu quả cao mà lại có thể kịp thời phát hiện các lỗi ngay khi mới bắt đầu.