Bơm màng là gì? Ứng dụng, cấu tạo và nguyên lí hoạt động của bơm màng
Bơm màng là gì? Ứng dụng, cấu tạo và nguyên lí hoạt động của bơm màng
Bơm màng hay còn gọi là bơm sơn được sử dụng trong quá trình phun sơn, phun hóa chất nhằm mục đích nâng cao năng suất..
Vậy bơm màng là gì?
Bơm màng hay máy bơm sơn là gì?
Máy bơm màng là một máy bơm chuyển động nhờ một motor tạo ra chuyển động qua lại của màng được làm bằng chất liệu cao su, nhựa dẻo hoặc Teflon một cách liên tục hay nói cách khác thì Bơm màng là một loại máy bơm công nghiệp, sử dụng áp lực của khí nén tác động lên màng bơm, truyền áp lực cho chất bơm để bơm truyền các chất đi, vận chuyển chất lỏng từ nơi này qua nơi khác với công suất lớn, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
Ứng dụng của bơm màng, máy bơm sơn là gì?
Bơm màng được ứng dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp sản xuất. Với sự đa dạng và chất lượng ổn định, người ta không chỉ sử dụng bơm màng hay máy bơm sơn như một thiết bị sử dụng kết hợp cùng súng phun sơn để nâng cao năng suất.
Các ngành nghề sử dụng bơm màng:
- Ngành công nghiệp hóa học.
- Gia công cơ khí.
- Ngành công nghiệp nước giải khát, thực phẩm, y tế
- Sản xuất thiết bị gốm sứ.
- Công nghiệp hóa chất, xậy dựng, mỹ phẩm.
- Công nghiệp dệt may.
- Công nghiệp sản xuất sơn, mạ.
- Xử lí nước thải, môi trường.
- Sản xuất bao bì, giấy.
- …
Mỗi ngành lại sử dụng bơm màng, máy bơm sơn cho mục đích khác nhau, bạn có thể đọc bài viết về ứng dụng của bơm màng trong ngành công nghiệp sản xuất để biết chi tiết hơn về ứng dụng trong từng ngành nghề.
Dù là hệ thống sản xuất thủ công hay tự động thì đều có thể sử dụng bơm màng để tạo hiệu quả cao trong công việc. Vậy bơm màng có cấu tạo như thế nào?
Cấu tạo của bơm màng, máy bơm sơn.
Về cơ bản, bơm màng hay máy bơm sơn gồm có các thành phần chính sau:
– Cổng kết nối của bơm màng với ống dẫn chất lỏng
– Thân bơm chứa chất lỏng hay còn gọi là buồng bơm
– 2 Màng bơm
– 4 Van bi bơm 1 chiều
– Đế van bơm
– Bộ phận van khí hay còn gọi là bộ phận phối khí
– Bộ phận giảm thanh
Ngoài ra, cấu tạo máy bơm màng còn có thể được hiểu đơn giản bao gồm hai bộ phận chính 2 phần chính là Fluid side và Air side.
– Fluid side: Chính là phần tiếp xúc trực tiếp với lưu chất cần bơm, bao gồm các bộ phận như màng bơm, van bi bơm, đế van bơm và thân bơm màng.
Phần này cần được lựa chọn kỹ lưỡng về chấ liệu, kích thước để đảm bảo chịu được tác động từ chất lưu bơm, đặc biệt là các chất có tính ăn mòn và tính mài mòn cao.
– Airside: Trong cấu tạo máy bơm màng Airside chính là phần tiếp xúc trực tiếp với khí nén, bao gồm bộ chia khí, bộ phận phối khí.
Airside còn bao gồm các van đóng mở chia khí cho 2 bên buồng màng bơm. các o-ring làm kín và các gasket. Bộ phận này phải được làm từ vật liệu không gỉ để tăng tuổi thọ cho máy bơm
Mỗi bộ phận có những chức năng và nhiệm vụ riêng, vậy bộ phận nào là quan trọng nhất?
Bộ phận quan trọng nhất của bơm màng, máy bơm sơn.
Trong các thành phần chính cấu tạo nên một chiếc bơm màng thì màng bơm (màng bơm sơn) là bộ phận quan trọng nhất.
Màng bơm sơn không chỉ quyết định độ bền của máy bơm sơn mà nó còn quyết định mức độ hoạt động hiểu quả của máy như thế nào.
Tất nhiên là thiếu màng bơm thì máy bơm sơn không thể hoạt động được. Đây là bộ phận mà người sử dụng phải lưu ý nhất.
Nguyên lý hoạt động của bơm màng, máy bơm sơn.
Bơm màng hoạt động bằng máy nén khí, bao gồm 2 chu trình.
Chu trình 1: Van khí nén bên cạnh cung cấp khí nén vào buồng chứa bên trái, tạo áp lực đẩy màng bơm sang trái hướng ra ngoài. Dưới áp lực này làm đóng van số 1, mở van số 2, cho phép chất lỏng được bơm đi.
Hình 2a. Hoạt động bơm màng
Van khí nén bên cạnh cung cấp khí nén vào buồng chứa bên trái, tạo áp lực đẩy màng bơm sang trái hướng ra ngoài. Dưới áp lực này làm đóng van số 1, mở van số 2, cho phép chất lỏng được bơm đi. Màng bơm bên phải cũng được di chuyển cùng chiều sang phía bên trái thông qua trục nối. Tạo áp lực chân không đóng van số 4 và mở van số 3, hút chất lỏng vào buồng chứa để chuẩn bị cho chu trình tiếp theo. Kết thúc chu trình 1.
Chu trình 2:
Hình 2b. Hoạt động bơm màng
Van khí nén bên cạnh cung cấp khí nén vào buồng chứa bên phải, tạo áp lực đẩy màng bơm sang phải hướng ra ngoài. Dưới áp lực này làm đóng van số 3, mở van số 4, cho phép chất lỏng được bơm đi. Màng bơm bên trái cũng được di chuyển cùng chiều sang phía bên phải thông qua trục nối. Tạo áp lực chân không đóng van số 2 và mở van số 1, hút chất lỏng vào buồng chứa để chuẩn bị cho chu trình tiếp theo. Kết thúc chu trình 2.
Quá trình bơm được diễn ra tiếp tục qua chu trình số 1.
Cứ như vậy, các chu trình được lặp đi lặp lại liên tục cho đến khi kết thúc quá trình hoạt động của máy.