Các model bơm màng khí nén Prona và tính chuyên dụng của từng model
Các model bơm màng khí nén Prona và tính chuyên dụng của từng model
Bơm màng khí nén của Prona có tính ứng dụng cao với nhiều model: R20, R26, R31, R41, R51. Mỗi model đạt hiệu quả tối đa với những ngành khác nhau.
Khái quát về bơm màng khí nén Prona
Prona là một thương hiệu đến từ Đài Loan, sản xuất nhiều mặt hàng về thiết bị phun sơn và các thiết bị dùng hơi cầm tay.
Đa dạng về mẫu mã, ổn định về chất lượng, chi phí giá thành thấp phù hợp với nhu cầu người sử dụng, các sản phẩm thiết bị phun sơn của Prona ngày càng có vị trí mạnh trên thị trường.
Nếu nói về sản phẩm được các nhà máy tin dùng nhiều nhất của Prona thì phải kể đến bơm màng khí nén và nồi trộn sơn, sau đó mới là súng phun sơn.
Bơm màng khí nén và nồi trộn sơn của Prona đều là những thiết bị có được ứng dụng nhiều, linh hoạt do vậy phù hợp với các ngành công nghiệp sản xuất vừa và nhỏ tại Việt Nam.
Tuy nhiên, không phải các model đều có công dụng khác nhau, và không phải cứ lưu lượng cao thì chất lượng tốt, mỗi model lại có những chức năng riêng.
Các model bơm màng khí nén của Prona hiện nay
Bơm màng khí nén của Prona có 2 loai là bơm dẫn sơm và bơm sơn truyền tải.
Loại bơm dẫn sơn có lắp thêm chân đế ở bên dưới, những model hiện nay hơn còn gắn thêm cây khuấy sơn tự động dưới gầm của chân đế.
Việc lắp thêm chân đế giúp cố định máy, hoặc các đơn vị sản xuất có thể đặt thùng chứa dung dịch bên dưới để khuấy đảo, trộn dung dịch.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu các model thông dụng được ưa chuộng nhất trên thị trường.
Loại bơm dẫn sơn ra súng phun sơn: BDP-12, BDP-12S
Loại bơm truyền tải : R20, R26, R31, R41 và R51.
Công dụng từng model bơm màng khí nén Prona
Vẫn biết bơm màng có nhiều công dụng, nhưng để đặt hiệu quả tối đa trong từng ngành nghề và tránh lãng phí, người ta sẽ chọn model phù hợp nhất.
- BPD-12 và BDP-12-S: 2 model này có thể dùng để bơm sơn trong ngành gỗ, bơm mực trong các công ty sản xuất bao bì, giấy, các công ty sản xuất nhựa.
Công suất bơm sơn tối đa khoảng 12 lít/phút.
- R26 và R20: 2 model này đều dùng để bơm sơn UV trong các công ty sản xuất gỗ ván sàn.
R20 có công suất tối đa lên đến 48 lít/phút còn R26 là 56 lít.
- R31: Trong các nhà máy sản xuất ngói không nung, R31 với công suất 180 lít/phút có thể lắp vào các dây chuyền tự động, phun sơn lên sản phẩm.
- R41: Bơm màng chuyển tải hóa chất loại 1.5 inch, được làm từ hợp kim nhôm.
Model này phổ biến trong các nhà máy sản xuất sơn tường. Khách hàng thường dùng để bơm sơn từ bồn dưới đất lên bồn trên cao khoảng 2000l.
- R51: Với công suất tương đối lớn, lên đến 580 lít/phút, R51 cũng có tác dụng tương tự như R41. Nhưng cũng chính vì có công suất lớn như vậy nên R51 được dùng ít hơn vì hầu hết các công ty sản xuất tại Việt nam là vừa và nhỏ. Việc dùng bơm màng có công suất lớn gây ra lãng phí không cần thiết.
Tại sao bơm màng lại dùng khí nén?
Dễ nhận thấy, khí sử dụng bơm màng, người ta thường dùng kèm vơi máy nén khí mà không dùng trực tiếp với điện. Các thiết bị dùng hơi hay khí nén có ưu điểm hơn đối với điện thì ai cũng biết, tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng là các dung dịch, hợp chất sử dụng đều là những loại dễ cháy nổ.
Do vậy, nếu sử dụng bằng khí nén sẽ an toàn hơn nhiều do với dùng điện.
Đó là nguyên nhân chính mà hầu hết các công ty sản xuất đều chọn các thiết bị dùng hơi.
Vì vậy, tùy vào ngành nghề, công suất mà khách hàng chọn bơm màng khí nén cho phù hợp.